Ngọc Anh (Hà Nội) liên tục nhận được cuộc gọi rác mời chào thay lõi lọc nước nên đã “tương kế tựu kế”, cho địa chỉ công an phường.

Ngọc Anh kể người gọi tự nhận là từ tổng kho phân phối máy lọc nước, nói máy nhà cô đã đến thời hạn bảo trì. Biết là cuộc gọi mạo danh, nhưng đang rảnh nên cô vẫn tiếp chuyện bình thường, hẹn 15h tới nhà thay lõi, nhưng địa chỉ cô đưa là trụ sở công an phường.

Trọng An (Hà Nội) cũng nhận cuộc gọi cuộc gọi thay lõi lọc tương tự. “Sau khi trao đổi, tôi đọc địa chỉ số 8 Trâu Quỳ, Gia Lâm. Buổi chiều có người gọi, nói tìm khắp đường Trâu Quỳ nhưng không ra số 8. Kiểm tra mới thấy tôi đã đọc sai địa chỉ của Bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ”, anh cho hay.

Nhiều người cho biết ban đầu họ cũng lịch sự đáp “không có nhu cầu” khi được mời chào, nhưng tần suất cuộc gọi rác quá nhiều. “Họ gọi số nào, tôi chặn số đó, cứ nghe quảng cáo là chặn. Danh sách dài dằng dặc nhưng vẫn bị làm phiền, không ăn thua vì mỗi lần là một số khác nhau”, Ngọc Minh, 26 tuổi, nhân viên văn phòng, nói.





Tính năng tự động nhận diện cuộc gọi rác tích hợp sẵn trong hệ điều hành Android. Ảnh: Tuấn Hưng

Một người dùng tính năng tự động nhận diện cuộc gọi rác tích hợp trong hệ điều hành Android. Ảnh: Tuấn Hưng

Trong trường hợp nhận ra cuộc gọi lừa đảo, Ngọc Minh cũng tìm cách trả đũa. Cô kể có bên gọi “tri ân khách hàng, tặng chai nước hoa Chanel 100 ml, chỉ cần trả phí giao dịch 199.000 đồng”. Cô đồng ý, nói nhận hàng sẽ thanh toán. “Hôm sau, có người gọi lấy đồ, tôi nói đã đi công tác, chuyển trả lại hàng cho bên gửi, rồi mới chặn số”, Ngọc Minh nói. “Không có chuyện tri ân mà lại bắt trả tiền”.

Tuy nhiên, một số người cũng gặp rắc rối khi trêu ngươi, câu giờ cuộc gọi rác. Huy Tuấn (TP HCM) cho biết anh hay bị nhóm xưng là “Công an Đà Nẵng, báo giấy phạt về chạy xe quá tốc độ” làm phiền. Sau vài lần, Tuấn quyết định tiếp chuyện kẻ lừa đảo.

“Tôi giả bộ khai báo, làm theo hướng dẫn, nhờ họ giải thích cặn kẽ từng chi tiết, từng bước. Sau hơn 20 phút, tôi nói có việc bận rồi, không giỡn nữa. Họ quay sang chửi tôi, dọa đưa tôi lên mạng xã hội để khủng bố số điện thoại”, Tuấn kể.

Trong khảo sát của VnExpress từ ngày 6/7, 89% trong số hơn 5,5 nghìn độc giả cho biết cũng từng bị xúc phạm, đe dọa khi nghe cuộc gọi gọi rác. Phần lớn nói tình trạng cuộc gọi rác diễn ra với tần suất ngày một nhiều, buộc họ phải thích nghi với vấn nạn.

Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (DNC). Người dùng có thể soạn tin DK DNC gửi 5656 hoặc đăng ký từ website khongquangcao.ais.gov.vn để được đưa vào danh sách không nhận quảng cáo. Theo các chuyên gia, số bị chặn qua hệ thống của Cục là chính xác, nhưng trên thực tế, cuộc gọi mời chào, lừa đảo hiện nay liên tục thay số điện thoại nên việc lọc, chặn không hiệu quả.

Trong cuộc tổng kết ngày 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang tập trung xử lý sim rác – sim sử dụng thông tin của người khác để đăng ký. Tình trạng sim không chính chủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc gọi quảng cáo, lừa đảo, đe dọa người dùng tăng cao thời gian qua.

Báo cáo 6 tháng đầu năm của Cục An toàn thông tin cho thấy số vụ lừa đảo trực tuyến tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối 2022. Hai hệ thống chongthurac.vnthongbaorac.ais.gov.vn của Bộ cũng đã nhận được 344.317 lượt phản ánh về cuộc gọi rác trong nửa đầu năm.

Huế Nguyễn




Source link

By toannhm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *